Những món ăn dân dã của ẩm thực Việt Nam

Rate this post
Đã kiểm duyệt

Rate this post

Có thể nói Việt Nam là đất nước nổi tiếng với những món ăn dân dã mà khiến du khách nước ngoài cũng phải ngạc nhiên về sự hấp dẫn và độ ngon của món ăn. Bài viết này chia sẻ về một số món ăn đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng với người dân đất Việt, cùng huenews.com.vn tìm hiểu nhé.

1.Món ăn dân dã – Bánh mì

Được mệnh danh là “loại bánh sandwich ngon nhất thế giới”, bánh mì cũng được vinh dự xếp trong Top 10 món ăn truyền thống Việt Nam ngon và nổi tiếng nhất. Có nguồn gốc từ bánh mì của Pháp mang sang, người Việt Nam đã rạch bụng ổ bánh mì và nhồi vào đó nhiều loại nhân khác nhau, tạo nên một loại bánh mì Việt Nam đặc trưng, khác biệt so với bánh mì Pháp, vốn dùng để cắt lát ăn với bơ sữa.

Nhân bánh mì rất đa dạng: chả lợn, giò lợn, thịt lợn nướng, trứng tráng, xúc xích, lạp xưởng… tuy nhiên, nổi tiếng nhất chính là bánh mì nhân patê. Patê là một món ăn xay nguyễn từ gan lợn đun nóng, khi kẹp bánh mì thường được đi kèm với rau sống. Bánh mì ở Việt Nam rất đa dạng, có thể được kẹp với nhiều loại nhân khác nhau, bởi vậy mỗi hàng bánh mì có thể sẽ có công thức và vị khác nhau. Bánh mì thâp cẩm là bánh có nhân tổng hợp nhiều loại nhân khác nhau. Do giá thành không cao, bánh mì thường được bán ở đường phố hoặc một số cửa tiệm, thích hợp với mọi tầng lớp.

2.Món ăn dân dã – Bún chả

Đây là món ăn đặc sản của Hà Nội và miền Bắc Việt Nam, có độ nổi tiếng không thua kém gì phở. Nếu như phở được chọn làm món ăn đại diện cho ẩm thực Việt, thì bún chả lại là món ăn được nhiều tạp chí và chuyên gia ẩm thực đánh giá cao nhất, cho là món ăn ngon nhất Việt Nam. Bún chả là món bún ăn kèm với chả lợn nướng (thường là chả băm hoặc chả thịt miếng), chả được nướng trên vỉ than hồng dậy mùi thơm, ăn kèm với nước chấm và các loại rau sống. Mới đây, cựu tổng thống Mỹ Obama cùng chuyên gia ẩm thực người Mỹ đã đến ăn bún chả ở Hà Nội, càng khiến món bún chả trở nên nổi tiếng hơn nữa.

3.Món ăn dân dã – Bún bò Huế

 Là món ăn đặc trưng của “cố đô” Huế. Bún bò Huế là món bún chan, khác với bún bò ở miền Bắc, thường có nước dùng ngọt hơn, và không chỉ có thịt bò mà còn có chân giò heo, mọc, tiết… Một món bún bò khác cũng nổi tiếng, đó là bún bò Nam Bộ.

4.Món ăn dân dã – Nem rán/chả giò

Nem rán (người miền Trung gọi là “ram nướng” còn người miền Nam gọi là “chả giò”) là một món ăn truyền thống của người Việt, thường hay được làm vào các dịp cổ, hoặc cúng bái gia tiên, đặc biệt là dịp Tết. Nguồn gốc của nem rán có lẽ bắt nguồn tử ẩm thực Trung Hoa, đặc biệt là ẩm thực Hong Kong nhưng món nem rán ở Việt Nam đã có nhiều khác biệt. Nem rán truyền thống là món cuốn, với nhân là thịt lợn băm nhuyễn, trộn chung với miến, nấm, mộc nhĩ… rồi cuộn trong bánh đa nem làm từ bột, rồi chiên giòn. Ngày nay, có nhiều món nem rán được biến tấu khác đi, trong đó có nem hải sản với nhân hải sản (tôm, cua, cá) với vỏ tẩm bột chiên giòn.

Nem rán được xem là món ăn gia đình phổ biến, hầu như mọi nhà đều ăn nem rán tương đối thường xuyên. Nem rán có thể ăn cùng với cơm hoặc bún, người miền Nam có món “bún chả giò”, ăn bún kèm với chả giò.

5.Món ăn dân dã – Bánh xèo

Bánh xèo là món ăn vặt phổ biến ở khu vực Trung bộ, từ Nghệ An vào đến Huế. Đây là món bánh bột, cuộn bọc nhân gồm có tôm, thịt, giá đỗ… và nướng chín trong chảo ngập dầu. Vỏ bánh xèo là bột mì trộn với nghệ để tạo màu vàng bắt mắt, cùng đó là nước cốt dừa để tạo hương vị cho món ăn. Bánh xèo ở mỗi vùng lại khác nhau, nhân có thể có thêm trứng, rau sống hoặc những thứ khác. Khác với phở, bún, bánh chưng, bánh mì có thể ăn thay bữa chính, bánh xèo thường để ăn chơi, chấm với nước chấm hoặc nước tương. Ngày nay, bánh xèo khá phổ biến ở mọi tỉnh thành Việt Nam như một món ẩm thực đường phố đặc trưng.

Quán bánh xèo Tân Phú

6.Món ăn dân dã – Bánh chưng/bánh tét

Bánh chưng (người miền Nam gọi là bánh tét) là món ăn truyền thống, có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, được xem là từ thời đại Vua Hùng, với truyền thuyết “bánh chưng bánh dày”.

Cách làm bánh chưng biểu trưng cho văn hóa ẩm thực dân gian Việt Nam: Sử dụng nguyên liệu dân dã, chế biến với gia vị, hầm trên lửa và bảo quản để được lâu. Nguyên liệu bánh chưng gồm vỏ bánh là gạo nếp giã nhỏ; nhân gồm thịt lợn, đậu xanh. Bánh chưng được gói thành hình vuông, bên trong lá dong hoặc lá chuối để có màu xanh.

Sau khi gói, bánh chưng được luộc cách thủy rất lâu, thông thường phải ngồi trông vừa chín tới để không bị nát, cháy mà cũng không bị sống. Đây là sự tinh tế nhất của món bánh chưng, thường gắn liền với hình ảnh đám trẻ con ngồi trông bánh chưng xuyên đêm, vừa trông vừa đánh bài tam cúc dịp Tết. Sau khi chín, bánh chưng chỉ cần bóc ra là ăn được, có thể ăn luôn hoặc ăn với dưa, hành, củ kiệu.

Bánh tét ở miền Nam có cách làm tương tự nhưng thay vì hình vuông là hình trụ. Nhiều người cho rằng đây mới là hình dạng nguyên sơ của bánh chưng, và bánh chưng bánh giày thực ra được làm theo tín ngưỡng sinh thực khí.

7.Món ăn dân dã – Bánh cuốn

Bánh cuốn được làm bằng cách tráng bột gạo mỏng thành vỏ bánh, khi vỏ bánh bắt đầu kết dính lại thì đổ nhân gồm thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô. Sau đó cuộn bánh lại, tạo thành chiếc bánh cuốn thơm ngon, đẹp mắt. Khi tráng xong, bánh cuốn sẽ được bày ra đĩa, rắc hành khô, ăn cùng rau sống, chả lợn và chấm nước mắm. Nước mắm chấm bánh cuốn thường được pha nhạt hơn và pha thêm dưa góp, tỏi, ớt, tiêu…Ngày nay, bánh cuốn vẫn là món ăn đặc trưng ở miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, trong đó, món bánh cuốn Thanh Trì là nổi tiếng nhất.

8.Món ăn dân dã – Chả cá

Nhắc đến các món ngon Hà Nội, không thể không kể tới chả cá. Chả cá ngon đến mức người ta đã lấy tên nó để đặt tên cho một phố: phố Chả Cá thay cho phố Hàng Sơn cũ. Ngày nay, chả cá không còn phổ biến nhưng đây đã từng là món ăn phố phường, dành cho những gia đình khá rả tại những thành phố lớn.

Chả cá là món chả làm từ cá, tương tự chả lợn nhưng thay thịt lợn bằng cá. Món chả cá nổi tiếng nhất là chả cá Lã Vọng. Nguồn gốc chả cá Lã Vọng bắt nguồn từ Hà Nội thời Đông Dương. Khi đó, có gia đình họ Đoàn ở số 14 Hàng Sơn lấy nhà mình cưu mang nghĩa quân Đề Thám, thường hay làm một món chả từ cá rất ngon đãi nghĩa quân. Sau đó, Đề Thám cùng nghĩa quân giúp chủ nhà mở một hàng chả cá vừa để chủ nhà kiếm sống, vừa để làm nơi họp quân. Trong nhà hàng luôn bày tượng ông Lã Vọng – Khương Tử Nha bó gối câu cá, ám chỉ người tài giỏi chờ đợi thời cơ. Món ăn của nhà hàng trở nên nổi tiếng, được gọi là chả cá Lã Vọng.

Chả cá Lã Vọng có cách làm tương đối cầu kỳ. Cá sử dụng thường là cá lăng tươi, thịt ngọt, thơm, ít xương. Cá được lọc bằng cách lạng từ hai bên sườn, sau đó ướp gia vị bí truyền với riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, mắm… Cá phải ngâm trong hai giờ, rồi nướng trên lửa hồng, lật giở đều tay để các mặt chín vàng như nhau. Sau khi nường, lại cho chả vào chảo mỡ, đảo qua trong mỡ sôi lăn tăn, khi đã vàng thơm thì cắt thì là, rau thơm vào đảo đều, trộn lẫn. Vì cách làm cầu kỳ nên chả cá Lã Vọng đã từng là món quà cho những nhà khá rả. Đến nay, chả cá Lã Vọng vẫn là một món ăn nổi tiếng ở Hà Nội.

9.Món ăn dân dã – Phở

Nguồn gốc của món phở bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ 20, tại Hà Nội và Nam Định. Đây cũng là hai địa điểm có loại phở truyền thống ngon nhất và nổi tiếng nhất: phở Hà Nội và phở bò Nam Định. Đặc điểm chung của phở đó là một món ăn làm từ sợi phở, có nước súp, ăn cùng thịt bò hoặc gà cùng các gia vị như hành.

Bắt nguồn từ miền Bắc, phở đã trở thành món ăn phổ biến của người Việt thời Đông Dương tới tận bây giờ. Đây là món ăn vô cùng đặc sắc của Việt Nam và hiện nay vẫn phổ biến ở Việt Nam. Chúng ta có thể tìm thấy những cửa hàng phở gia truyền nổi tiếng, chuỗi nhà hàng phở hiện đại hoặc các cửa hàng ăn bún-phở bình dân ở mọi miền đất nước. Chính vì thế, phở được xem là món ăn “quốc hồn quốc túy”.

10.Món ăn dân dã – Gỏi cuốn

Gỏi cuốn là món ăn phổ biến ở ca ba miền Bắc, Trung, Nam, nhưng phổ biến nhất là ở Nam Bộ. Gần như không có công thức cố định cho gỏi cuốn bởi mỗi vùng miền lại chế biến khác nhau, nhưng các thành phần chung bao gồm bánh tráng và nhân. Trong dó, nhân thường là rau sống, bún, thịt (bò, heo), chả, giò, trứng và đặc biệt, gỏi cuốn ngon nhất là có nguyên một con tôm bên trong nhân. Món gỏi cuốn ăn chấm với nước tương, nước mắm hoặc nước sốt, thường để ăn khai vị hoặc nhậu rượu bia.

Tổng kết

Trên đây là một số món ăn dân dã nổi tiếng của người dân Việt Nam và cách chế biến chúng. Hi vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Tham khảo thêm một số quốc gia có nền ẩm thực ngon nữa nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.