Tuesday, April 16, 2024
Google search engine
HomeVăn hoáNhững điều đặc sắc về văn hóa Trung Quốc

Những điều đặc sắc về văn hóa Trung Quốc

Du lịch Trung Quốc không chỉ được cả thế giới biết đến là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, công trình kiến trúc vĩ đại mà còn là nơi có nền văn hoá lâu đời cổ kính. Nếu có dịp vi vu qua đất nước Trung Hoa, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về văn hoá Trung Quốc – những nét đặc trưng nổi bật, cùng huenews.com.vn tìm hiểu nhé.

Du lịch Trung Quốc không chỉ được cả thế giới biết đến là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, công trình kiến trúc vĩ đại mà còn là nơi có nền văn hoá lâu đời cổ kính. Nếu có dịp vi vu qua đất nước Trung Hoa, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về văn hoá Trung Quốc – những nét đặc trưng nổi bật, cùng huenews.com.vn tìm hiểu nhé.

1.Văn hoá Trung Quốc – Con người Trung Hoa

Trung Quốc chính thức công nhận 56 dân tộc trong đó người Hán chiếm số dân đông nhất khoảng 91,51 % tổng dân số. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 20% loài người sinh sống với số dân là 1,3 tỷ người trên tổng số 6,4 tỷ dân toàn thế giới.

Người Trung Hoa chú trọng đến rất nhiều vấn đề: Cất nhà, mở rộng cơ sở buôn bán, cửa hàng, chuyện gả chồng cho con gái… Đặc biệt đối với dân tộc Á Đông, nhà là nơi ngụ quan trọng nhất đời người liên quan đến vận mệnh, thành bại các thành viên trong gia đình. Do đó, họ luôn chú ý và cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ.

2.Văn hoá Trung Quốc – Văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Đất nước Trung Hoa không chỉ được biết đến là đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời nhất nhì thế giới. Nền ẩm thực văn hóa Trung Hoa vô cùng đặc sắc và độc đáo bởi sự kết hợp giữa sắc, vị, hương và cả cách thức trình bày món ăn.

Họ cực kỳ coi trọng sự trọn vẹn, vậy nên trong cả những món ăn đều được thể hiện đầy đủ. Nếu như bị thiếu đó sẽ là điều chẳng lành với hàm nghĩa sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”. Chẳng hạn như, các món ăn từ cá đều được làm nguyên con, gà chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa… đồng thời món ăn phải có màu sắc và hương vị hấp dẫn say lòng thực khách.

Khi ăn, các món ăn đều được đặt trong đĩa lớn và xếp vị trí giữa bàn để tất cả thành viên trong gia đình dùng chung. Khi ở nhà hàng, các món ăn bày biện trên mặt bàn tròn lớn xoay được ở giữa giúp mọi người có thể xoay thức ăn qua chỗ mình. Bạn có biết, đôi đũa dụng cụ để ăn do chính người Trung Hoa phát minh ra đầu tiên đó.

Ẩm thực Trung Hoa được ví như cái nôi của nhiều trường phái ẩm thực, dẫn đến sự hình thành các miền văn hóa ẩm thực đất nước Trung Hoa được chia thành 8 vùng lớn được gọi là “八大菜系” Bát đại thái hệ. Cụ thể như sau:

  • Ẩm thực Tứ Xuyên
  • Ẩm thực Sơn Động
  • Ẩm thực Chiết Giang
  • Ẩm thực Quảng Đông
  • Ẩm thực An Huy
  • Ẩm thực Hồ Nam
  • Ẩm thực Giang Tô
  • Ẩm thực Phúc Kiến.

3.Văn hoá Trung Quốc – Nghệ thuật Trà đạo

Trung Quốc là cái nôi của trà đạo. Uống trà, trồng trà và thưởng thức trà đều có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Dù đã trải qua hơn 4.000 năm lịch sử, thưởng trà luôn là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt người Trung Hoa.

Trà đạo Trung Quốc là nghệ thuật uống Trà có mục đích thực hành đạo, để hiểu đạo, rèn luyện tâm tính và cũng là để tu thân.

Trà đạo Trung Quốc là sự kết hợp nghệ thuật, đạo đức, triết học, thẩm mỹ và tôn giáo. Đó không chỉ là thói quen uống trà mà còn là nét tinh túy, cảm nhận từng vị trí, đàm thoại về lời chỉ dạy từ cổ nhân.

4.Văn hoá Trung Quốc – Xường xám – Trang phục truyền thống người Trung Quốc

Sườn xám (hay còn gọi là Xường xám), còn được gọi là áo dài Thượng Hải (Thượng Hải trường bì bào). Xuất hiện từ thời nhà Thanh, sự kết hợp văn hóa dân giao thoa nền văn hóa khác xường xám vẫn là một trang phục truyền thống điển hình hiện nay.

Loại trang phục này rất thịnh hành ở các chị em phụ nữ Trung Quốc, bởi nó thể hiện được phong thái đoan trang, đường nét mĩ miều, yêu kiều, mềm mại của người phụ nữ. Bên cạnh đó nó còn thể hiện nét giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Đây cũng là sự kết hợp hài hòa giữa dân gian và học thuật.

5.Văn hoá Trung Quốc – Quan điểm về “Âm – Dương – Ngũ- Hành”

“Âm dương” và “ngũ hành” là 2 yếu tố có sự tương sinh, hỗ trợ cho nhau. Trong triết học cổ điển Trung Quốc, “Âm dương ngũ hành” được coi là yếu tố cực kỳ then chốt quan trọng trong việc đánh giá sự vật hiện tượng xung quanh.

“Âm dương” là 2 thái cực đối nghịch và có sự liên kết nhau, là bản chất mọi sự vật, sự việc và hiện tượng trong cuộc sống. Âm – Dương giữa chúng là sự thống nhất, trong Dương có sự phát triển, mầm mống của Âm và ngược lại.

“Ngũ hành” là quá trình vận hành và thay đổi theo 5 nguyên tố cơ bản: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Thuyết duy vật cổ đại cho rằng, 5 nguyên tố này chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tất cả mọi vật chất.

Từ khi nghiên cứu “ Âm dương ngũ hành” người Trung tìm ra thuyết Âm – Dương và quy luật tương sinh tương khắc:

Thuyết tương sinh: Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim và kim sinh thủy

Thuyết tương khắc: Thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy.

6.Văn hoá Trung Quốc – Gốm sứ Trung Quốc

Trung Quốc, đất nước có nền văn minh cổ đại lâu đời trên thế giới đã có những thành tích đóng góp đáng kể cho sự phát triển và tiến bộ xã hội loài người. Trong đó, nghệ thuật gốm sứ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc xuất hiện từ những năm 4500 Trước Công nguyên.

Qua mỗi triều đại, mỗi thời kỳ nghệ thuật Gốm sứ kết tinh những nét ưu việt rất riêng. Và hiện tại, với sự đa dạng mẫu mã, hoa tiết hoa văn chất lượng nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc trở nên nổi tiếng và được xuất khẩu khắp thế giới.

7.Văn hoá Trung Quốc – Võ thuật Trung Hoa

Võ thuật là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Trung Quốc. Với lịch sử hàng nghìn năm, võ thuật Trung Hoa là tên gọi chung của khí công và võ thuật Trung Quốc được người Trung Hoa sáng tạo nên.

Khoảng đầu thế kỷ XX, sự sụp đổ triều đại nhà Thanh võ thuật Trung Hoa đạt đến một vị thế nhất định và trở thành môn phát thiên về Wushu (tính thể thao cao).

Cho đến ngày nay, võ thuật được cổ vũ phát triển như một phương thức luyện tập thể dục thể thao.

8.Văn hoá Trung Quốc – Tuồng Côn Sơn

Tuồng Côn Sơn hay còn được biết đến với tên gọi dân giã hơn là côn khúc. Đây là một dạng hí khúc dùng giọng Côn Sơn để hát. Tuồng Côn Sơn lưu hành chủ yếu ở  miền Nam Giang Tô, Bắc Kinh, Hà Bắc.
Năm 2001 Tuồng Côn Sơn dược công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Côn sơn ra đời cách đây 600 năm và là loại hình biểu diễn hoàn chỉnh nhất trong lịch sử hí khúc Trung Quốc. Chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong âm nhạc, văn học Trung Quốc bởi những động tác trữ tình và tinh tế. Côn Sơn là sự kết hợp giữa nghệ thuật hát và biểu diễn.

Thời đại hoàng kim nhất của bộ môn nghệ thuật này đã được giới văn học lựa chọn sử dụng như một phương tiện giao tiếp. Chúng tiếp tục là loại ca kịch được ưa chuộng ở đất nước này đến khi lụi tàn giữa thế kỷ XX. Tuy nhiên, với những nét đặc sắc loại hình này mang lại chúng đã dần khôi phục từ cuối thế kỷ XX cho đến nay.

9.Văn hoá Trung Quốc – Học thuật và văn học Trung Hoa

Người Trung Quốc chế ra nhiều nhạc cụ tiêu biểu như Cổ tranh, sáo và nhị hồ được sử dụng phổ biến khắp Đông Nam Á.

Trong suốt lịch sử, chữ Trung Quốc có nhiều biển thể và cách viết. Đến giữa thế kỷ XX, tại đại lục Trung Quốc, chữ được “giản thể hóa”.

Nghệ thuật chính tại Trung Quốc là thư pháp được nhiều người biết đến hơn cả âm nhạc và hội họa. Thư pháp gắn liền với chủ nhân là những quan lại, học giả ưu tú. Những tác phẩm đó đã được đánh giá cao và thương mại hóa

Tổng kết

Trên đây là một vài nét về Văn hoá Trung Quốc – Nét đặc trưng nổi bật bạn nên tham khảo trước khi lên kế hoạch vượt biên qua Trung Quốc. Tham khảo thêm về nét văn hóa Nhật Bản nữa nhé.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments