Thursday, April 25, 2024
Google search engine
HomeVăn hoáNhững nét văn hóa của người Myanmar

Những nét văn hóa của người Myanmar

Myanmar là một điểm dừng chân lý tưởng du khách bốn phương đã hút hồn bao du khách bởi vẻ đẹp của cảnh quan đồ sộ, nét cổ xưa huyền bí, không những thế nó khiến mọi người nao lòng vì nó với những nét đẹp riêng về văn hóa, phong tục tập quán và lễ hội nơi đây nữa. Cùng huenews.com.vn tìm hiểu những nét văn hóa của người Myanmar phù hợp với những bạn đang chuẩn bị đến một đất nước thiêng liêng này nhé!

Myanmar là một điểm dừng chân lý tưởng du khách bốn phương đã hút hồn bao du khách bởi vẻ đẹp của cảnh quan đồ sộ, nét cổ xưa huyền bí, không những thế nó khiến mọi người nao lòng vì nó với những nét đẹp riêng về văn hóa, phong tục tập quán và lễ hội nơi đây nữa. Cùng huenews.com.vn tìm hiểu những nét văn hóa của người Myanmar phù hợp với những bạn đang chuẩn bị đến một đất nước thiêng liêng này nhé!

du lịch myanmar

1.Văn hóa của người Myanmar – Văn hóa giao tiếp

Việc nắm rõ một số nét văn hóa của nơi bạn đến sẽ giúp bạn tạo được sự thiện cảm và ấn tượng tốt đối với người dân bản xứ. Theo văn hóa đặc trưng của người Myanmar, trong đạo Phật, nửa dưới của cơ thể bị coi là tầm thường, hèn mọn còn nửa thân trên là linh thiêng. Vì thế, bạn không nên đụng chạm vào đầu của tượng khi tham quan các ngôi chùa Myanmar.

Người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Khi chào nhau, họ thường chắp hai tay trước ngực hoặc cúi đầu chào. Khi bạn đưa tiền, quà tặng hoặc bất cứ thứ gì cho người khác, bạn nên đưa bằng tay phải hoặc bằng cả hai tay để tỏ thái độ lịch sự.

2.Văn hóa của người Myanmar – Ngôn ngữ Myanmar

Tiếng Myanmar là ngôn ngữ chính thức ở Myanmar. Tiếng Myanma có thể được phân thành hai loại. Loại “chính thống” thường thấy trong văn bản, báo chí và truyền thanh. Loại thứ hai là văn ngôn thường thấy trong giao tiếp hàng ngày. Chữ viết trong tiếng Myanma có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Môn. Về mặt ngôn ngữ học, ngôn ngữ này có liên quan đến tiếng Tây Tạng và Trung Quốc. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và bán hình tròn.

Tiếng Myanmar sử dụng nhiều từ thể hiện sự kính trọng và phân biệt tuổi tác. Xã hội Myanma truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa trong làng. Giáo dục trung học hay cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ.

3.Văn hóa ẩm thực của người Myanmar

Ẩm thực là một trong những yếu tố giúp văn hóa đặc trưng của người Myanmar trở nên đa dạng và phong phú. Ẩm thực Myanmar bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanma là gạo, mỳ và bánh mì. Các món ăn ở đây thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu. Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, nên rất hiếm được sử dụng.

Mohinga được coi là món quốc hồn Myanma mà du khách nên thử khi du lịch Myannmar. Món ăn này gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miến và nước mắm. Đồ tráng miệng là các loại hoa quả nhiệt đới. Các thành phố lớn trong nước có nhiều phong cách ẩm thực khác nhau làm cho nền ẩn thực nơi đây rất phong phú, đa dạng.

4.Phong cách ăn uống

Trong văn hóa đặc trưng của người Myanmar, họ không dùng đũa hay thìa khi ăn uống. Tập tục này ảnh hưởng bởi nền văn hóa Ấn Độ. Chính vì vậy, mọi người thường có một chậu nước để rửa tay trước khi vào bữa ăn sau đó dùng tay để bốc cơm vào miệng. Một bữa ăn của người dân Myanmar thường có cơm, cá, thịt, rau và canh. Họ thường nắm cơm lại và ăn cùng thức ăn và rau. Những người theo đạo Phật không ăn thịt bò và người Hồi giáo thì không ăn thịt lợn.

Bốc cơm bằng tay phải để thể hiện sự thành kính bởi với người Myanmar. Tay trái chỉ dùng để sử dụng cho việc vệ sinh cá nhân. Cũng vì vậy mà khi đưa bất kì đồ gì cho người dân ở Myanmar, bạn nên đưa cho họ bằng tay phải.

5.Trang phục truyền thống

Chính phủ của Myanmar luôn khuyên khích người dân nơi đây giữ gìn bản sắc dân tộc. Trang phục là điều rất quan trọng trong văn hóa của người Myanmar. Vì người dân nơi đây cho rằng việc mặc trang phục truyền thống thể hiện tình yêu với quê hương, lòng thành kính với tổ tiên những người đi trước. Trên đường phố Myanmar, bạn có thể dễ dàng bắt gặp người dân nơi đây mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Họ coi đó là trang phục đời thường.

Trang phục truyền thống của người Myanmar chỉ đơn giản là chiếc vải dài hơn 2m. Longchy là trang phục dành cho nam. Đây là một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa kết hợp với áo sơmi hoặc Taipon. Thummy là trang phục giành cho nữ, gần giống với váy của Lào hay Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào, họ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Lưu ý, nếu bạn mặc các trang phục truyền thống của Myanmar, quý khách nên mặc cao cổ, không hở lưng, không hở bụng, không hở ngực và có mặc áo ngực (với phụ nữ). Khi đi thăm các đền chùa của Myanmar bạn phải mặc quần dài quá gối và áo có tay, không hở ngực, hở bụng, hở lưng.

6.Tôn giáo

Myanma là đất nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Trong đó, đạo Phật chiếm 89,3% số dân. Thiên Chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%. Các tôn giáo khác như Do Thái giáo, Đa Thần giáo, Vật linh giáo… chiếm khoảng 0,8% số dân.

Trong văn hóa đặc trưng của người Myanmar, mọi công dân đều được tự do tín ngưỡng. Tuy theo những tôn giáo khác nhau nhưng người dân ở đây vẫn sống hòa bình. Những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng trang trọng tại những thành phố lớn.

7.Lễ hội

Myanmar là một quốc gia nổi tiếng với nhiều lễ hội lớn và đặc sắc bậc nhất thế giới. Các lễ hội ở đây thu hút được lượng lớn du khách đến tham gia mỗi năm. Myanmar đón năm mới vào tháng 4. Vào ngày đầu tiên của năm mới, người dân ở đây tổ chức lễ hội té nước. Theo quan niệm của người Myanamar, việc té nước vào người giúp họ rửa sạch những bụi bẩn và đen đủi của năm cũ để bước sang một năm mới với nhiều may mắn.

Bên cạnh đó, lễ hội xuất gia cũng là một trong những lễ hội tiêu biểu của Myanmar. Lễ hội này dành cho những đứa trẻ tập làm sư. Người dân ở đây mong những đứa con của mình có thể xuất gia để làm vẻ vang dòng họ. Đây chính là một minh chứng cho sự sùng đạo của người dân Myanmar.

Ngoài ra, đất nước này còn có rất nhiều lễ hội độc đáo khác diễn ra quanh năm như lễ hội nghệ thuật múa rối, lễ hội Phaung Daw U, lễ hội nấu cơm nếp, lễ hội thần Ko Gyi Kyaw.

Một số lưu ý khác

  • Trâu là con vật rất được trọng vọng đối với người dân Myanmar. Gặp phải một chú trâu trên đường, bất kể già trẻ, trai gái đều phải nhường đường cho chú trâu ấy qua trước.
  • Khi vào thăm đình, chùa, bất kể ai cũng phải cởi giày dép.
  • Một số vị trí trong chùa đặc biệt là các khu vực trang trọng và linh thiêng sẽ không cho phép phụ nữ vào trong. Bạn nên kiểm tra với hướng dẫn viên địa phương để biết chắc mình đứng đúng vị trí. Phụ nữ cũng không nên ngồi trên nóc ô tô hoặc nóc mái nhà, nóc thuyền, tàu… Theo văn hóa đặc trưng của người Myanmar, điều đó có nghĩa là ngồi phía trên đầu của người khác.
  • Phụ nữ cũng không được phép chạm, sờ hoặc bắt tay nhà sư. Nếu bạn không may động chạm thì nên xin lỗi vì vị sư kia chắc chắn sẽ cảm thấy tội lỗi khi bị chạm. Ở Myanmar, chỉ có nam giới mới được làm sư.
  • Quay phim và chụp hình là một vấn đề rắc rối với nhiều du khách ở Myanmar. Bạn nên tránh chụp hình hay quay phim ở những điểm nhạy cảm như liên quan tới chính trị, bệnh viện, an ninh… Nếu bạn bị cảnh sát bắt gặp đang chụp hình và bị bắt phải xóa những tấm hình thì tốt nhất là hãy xóa chúng đi và xin lỗi.

Tổng kết

Đất nước nào cũng có những phong tục và tập quán riêng, trước khi đi du lịch Myanmar các bạm cũng nên tìm hiểu một số phong tục và những điều kiêng kị để không có những hành động để lại ấn tượng xấu cho người dân nơi đây. Hy vọng bài viết này có ích với bạn. Tham khảo thêm những di sản văn hóa Việt Nam nhé.

 

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments