Saturday, April 20, 2024
Google search engine
HomeReviewsNhững loại bánh kẹo đặc sản của Việt Nam

Những loại bánh kẹo đặc sản của Việt Nam

Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn được biết đến với những loại đặc sản khi ăn vào là nhớ mãi. Bài viết sau đây của huenews.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu một số loại bánh kẹo đặc sản ở khắp các vùng miền của nước ta.

Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn được biết đến với những loại đặc sản khi ăn vào là nhớ mãi. Bài viết sau đây của huenews.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu một số loại bánh kẹo đặc sản ở khắp các vùng miền của nước ta.

1. Bánh kẹo đặc sản – Bánh khô mè 

Bánh khô mè từ lâu đã trở thành một món ăn, một đặc sản bánh kẹo Đà Nẵng ngon nổi tiếng, được rất nhiều du khách trong và ngoài nước mua về làm quà cho người thân, gia đình khi có dịp ghé qua nơi đây.

Màu trắng ngà của mè rang, vàng mơ của những tơ đường thắng hòa quyện hoàn hảo với vị ngọt của đường, bùi của bột nếp và béo của mè rang, cay thơm của gừng và quế cùng mùi thơm dịu nhẹ của mè rang, hương quế Trà My, gừng,… Tất cả như giúp đánh thức mũ quan của thực khách. Ngoài ra, Bánh khô mè còn vinh hạnh trở thành “Di sản văn hóa ẩm thực Việt Nam” vào năm 2015.

 

2.Bánh kẹo đặc sản – Kẹo Cu Đơ

Nhắc đến kẹo Cu Đơ là nhắc đến Hà Tính và ngược lại, nhắc đến Hà Tĩnh chúng ta cũng không thể nào bỏ qua món đặc sản thú vị này. Kẹo Cu Đơ nổi tiếng là một món quà đặc sản của người Hà Tĩnh mà ai cũng muốn đem về mỗi khi được ghé thăm nơi này.

Sự hấp dẫn của loại kẹo này đến từ những lớp bánh giòn tan kết hợp cùng vị béo ngậy của đậu phộng và mật mía tạo nên một món ăn vô cùng đặc trưng mà không thể lẫn vào đâu được. Đặc biệt, kẹo sẽ ngon hơn nếu bạn thưởng thức cùng một bát chè xanh nóng hổi, đảm bảo sự ngọt ngào của kẹo hòa quyện cùng vị đậm đà của trà xanh sẽ làm bạn không thể nào quên được.

3.Bánh kẹo đặc sản – Bánh Cốm

Nhắc đến Bánh cốm Hà Nội, ta lại chợt nhớ đến những dòng văn thấm đượm hương vị đồng nội của nhà văn Thạch Lam: “Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.”

Trích Một thứ quà của lúa non: Cốm

Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh xanh mướt của những chiếc bánh cốm theo chân các bà các mẹ ra khắp phố phường Hà Nội. Món bánh này gợi lên trong lòng những người con xa quê, những tâm hồn hoài cổ về một nét văn hóa đẹp, thanh tao trong việc thưởng thức ẩm thực của người Hà Nội. Với mùi thơm đặc trưng, mát dịu hòa quyện cùng lớp vỏ bánh dẻo mềm có màu xanh bắt mắt và lớp nhân đậu xanh ngọt bùi tạo nên một cảm giác khó quên cho những ai lần đầu thưởng thức.

4.Bánh kẹo đặc sản – Mè xửng Huế 

Nếu ai đã từng đến Huế mà vẫn chưa được thưởng thức món mè xửng thì quả thật là một điều đáng tiếc. Với lớp mè vàng óng bọc ở phía ngoài, có điểm vài chấm trắng là những hạt đậu phộng béo ngậy nên sẽ không quá khó để nhận ra món ăn độc đáo này. Những nguyên liệu chính tạo ra Mè xửng vô cùng dân dã như bột gạo, đường, đậu phộng, mè, mạch nha,… nhưng với đôi bàn tay khéo léo, người dân Huế đã tạo nên chiếc kẹo mè xửng thơm, dẻo, đậm đà nổi danh khắp 3 miền.

Đến với Huế, bạn chắc hẳn có nhiều kỉ niệm đáng nhớ, nhưng với riêng một số người, cảm giác được nhâm nhi tách trà cùng vài miếng mè xửng luôn là cảm giác tuyệt vời và vô cùng khó diễn tả.

5.Bánh kẹo đặc sản – Kẹo dừa Bến Tre

Đặc sản bánh kẹo nổi tiếng Việt Nam chính là Kẹo dừa Bến Tre. Kẹo dừa là một loại kẹo được chế biến từ nguyên liệu chính là cơm dừa và đường mạch nha. Đây là loại kẹo đặc sản và là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ sở. Việt Nam có nhiều vùng trồng dừa nhưng Bến Tre chính là nơi ra đời và phát triển nghệ thuật chế biến kẹo dừa.

Một thông tin thú vị là:

Không riêng gì Việt Nam, tại Trung Quốc và Thái Lan cũng có kẹo dừa. Thế nhưng, theo các nhà kinh tế, kẹo dừa của Trung Quốc và Thái lan là hàng nhái. Quy trình chế biến và hương vị hoàn toàn khác Việt Nam. Vụ việc tranh chấp bản quyền và thương hiệu kẹo dừa nổi tiếng nhất là sự kiện năm 1998, doanh nghiệp Hai Tỏ (Phạm Thị Tỏ – Bến Tre) sang Trung Quốc kiện một cơ sở sản xuất đã nhái kẹo dừa “Bến Tre” tại đảo Hải Nam và đã thắng kiện.

Kẹo dừa được sản xuất rất nhiều tại Bến Tre, chủng loại vô cùng phong phú, từ kẹo dừa dẻo nước cốt dừa, kẹo dừa dẻo đậu phộng, cho đến kẹo dừa đậu phộng sầu riêng và dẻo sầu riêng. Và mỗi loại lại có hương vị khác nhau để du khách có thể thoải mái lựa chọn.

6.Bánh kẹo đặc sản – Mứt rong sụn Phan Rang

Mứt rong sụn Phan Rang không chỉ là một loại một loại bánh kẹo đơn thuần, mà nó còn rất tốt cho sức khỏe bởi được làm từ rong sụn thiên nhiên và chứa nhiều khoáng chất, i-ốt, yếu tố vi lượng, vitamin, axit amin… Chắc chắc bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi lần đầu tiên thưởng thức món mứt này chính nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa độ giòn, dai và cực kì mềm khi nhai.

Đừng quên mua mứt rong sụn làm quà khi bạn ghé thăm mảnh đất Phan Rang đầy đáng yêu này nhé !

7.Bánh kẹo đặc sản – Kẹo sìu châu Nam Định 

Kẹo sìu châu là một loại đặc sản vô cùng nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Kẹo này đặc biệt ở chỗ khi ăn có cảm giác giòn tan, thơm bùi mà không dính răng. Trong không khí se lạnh và lất phất mưa thì việc thưởng thức vị ngọt thanh của loại kẹo này cùng một chén trà nóng thì quả thật trên cả tuyệt vời.

Kẹo sìu châu thành phẩm có sắc màu hổ phách rất đẹp, thơm lừng, giòn tan và đặc biệt không bị hôi, ỉu. Theo chia sẻ của người làng nghề thì bí quyết chính là thứ “đường” tinh khiết nấu dẻo tay đã quyện đều vào từng hạt lạc rang chín thấu giòn bùi, cộng thêm lớp bột nếp hương bao quanh thanh kẹo.

8.Bánh kẹo đặc sản – Bánh ít lá gai

Từ chiếc lá ít đặc trưng của vùng đất, người dân Bình Định đã sáng tạo một loại bánh có một không hai – bánh ít lá gai.

Bánh ít lá gai ngon đến độ ai ăn cũng khen, ăn rồi nhất định phải mua một ít về làm quà. Bởi cái hương vị bùi béo ngay từ đầu lưỡi, thơm ngọt ngay từ lớp vỏ mềm mịn. Ngoài nguyên liệu làm bánh quen thuộc như bột gạo nếp, dừa đậu xanh đối với bánh ngọt, tôm thịt với bánh mặn thì còn có thêm nước cốt lá ít đặc biệt (lá có hình trái tim với răng cưa ở viền lá). Loại nước này giúp bánh có màu đen trong đẹp mắt, mùi thơm mát và cũng là nguyên nhân hình thành tên gọi bánh ít lá gai.

Một mẹo nhỏ là nếu bạn muốn ăn bánh ít lá gai ngon đúng vị thì bạn phải tìm về với xứ Tuy Phước, Bình Định. Nơi đây nổi tiếng trứ danh với món bánh ngon tuyệt này.

9.Bánh kẹo đặc sản – Bánh đậu xanh Hải Dương

Quá nổi tiếng là tất cả những gì cần có để miêu ta về món bánh này. Nếu Hà Nội có bánh Cốm, Nam Định có kẹo xìu châu, Đà Nẵng có bánh khô mè thì Hải Dương có bánh đậu xanh. Đây là món bánh quen thuộc trong những ngày lễ tết, trung thu của vùng Bắc Bộ.

 

Bánh đậu xanh Hải Dương làm từ bột đậu xanh nguyên chất. Mỗi viên bánh được định hình bằng khuôn và bao bọc lớp giấy cứng. Bánh mềm mịn dễ tan, vị béo ngậy và sắc ngọt đậm. Thưởng thức bánh đậu xanh cùng chén trà xanh trong những ngày se lạnh là thú vui tao nhã của các vị bô lão, thi nhân và nhiều thực khách khác.

10.Bánh kẹo đặc sản – Bánh pía Sóc Trăng

Nghe tên bánh là sợ nhưng nếm rồi lại nghiền, đó là chiếc bánh pía của vùng đất Vũng Thơm tỉnh Sóc Trăng.

Bánh pía hay còn gọi bánh lột da là đặc sản nức tiếng của vùng Tây Nam Bộ. Nó đặc biệt từ lớp vỏ cho đến lớp nhân bên trong. Thưởng thức một chiếc bánh mà cảm giác như một người nghệ nhân thực thụ. Vỏ áo mềm mịn tỏa hương thơm sầu riêng nức mũi lại có thể dễ dàng bóc từng lớp để rồi lộ ra phần nhân đậu xanh, khoai môn, lòng đỏ trứng muối hấp dẫn. Cắn một miếng vỏ bánh, nhân bánh bùi ngậy tan dần ngay đầu lưỡi. Những yếu tố này cộng với mùi vị sầu riêng đậm nét tạo nên tổng thể hoàn hảo. Vì vậy, bánh pía không chỉ được ưa chuộng ở khu vực miền Nam mà còn có mặt ở khu vực miền Trung miền Bắc cũng như nước ngoài.

Tổng kết

Mong rằng bài viết này có thể sẽ giúp các bạn có được những sự lựa chọn thích hợp nếu muốn chọn một loại bánh kẹo đặc sản nào đó làm quà cho gia đình. Tham khảo thêm một số lễ hội truyền thống ở miền Bắc nhé.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments